Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Lá lốt với bệnh viêm xoang mũi

Căn bệnh viêm xoang mũi ngày nay đang ngày càng phổ biến hơn Khoảng 15% dân số nước ta mắc phải căn bệnh này thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bệnh viêm xoang mũi là gì?
Hôm nay mình xin chia sẻ về căn bệnh viêm xoang cũng như cách chữa viêm xoang bằng lá lốt một bài thuốc hay trong việc chữa viêm xoang từ dân gian


Viêm xoang mũi là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi, đa số bởi nhiễm trùng, được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính bao gồm viêm xoang hàm,viêm xoang sàng, viêm xoang trán, viêm xoang bướm hoặc có thể là viêm nhiều xoang một lúc thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang mũi rất nhiều, một vài nguyên nhân chính có thể kể đến đó là: – Do đường thông khí bị cản trở, làm cho lỗ xoang bị tắc nghẽn, vì vậy chất nhầy bị ứ đọng gây nhiễm khuẩn trong xoang
– Do cơ địa của một số người bị dị ứng bởi một chất nào đó ( thức ăn, hóa chất) làm cho niêm mạc mũi bị phù nề gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
– Sức đề kháng của cơ thể yếu, không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây suy giảm miễn dịch và suy yếu niêm mạc đường hô hấp.
– Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều hoặc hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
– Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn.
Triệu chứng của viêm xoang bao gồm:
– Đau nhức tùy theo vùng xoang bị viêm ( có thể vùng má, vùng giữa hai lông mày,..),
-Chảy dịch: Dịch sẽ có màu trắng đục, vàng nhạt hay xanh, có mùi hôi, khẳn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng.
Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
– Nghẹt mũi: Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
– Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Tác dụng chua viem xoang của lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C. DC, họ Hồ tiêu, là loại cây thảo sống dai, mọc bò, thân cành có lông. Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, gân lá hình mạng lưới, cuống lá có bẹ ở gốc. Cây ra hoa, có quả vào mùa thu.
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ thấp, ấm bụng, tiêu thực, tiêu độc, chống viêm, hạ khí trừ hôi tanh.
Thành phần hoá học của lá lốt chủ yếu là tinh dầu (tỷ lệ 0,57%),piperin, piperidin có tác dụng kháng sinh, chống viêm rõ rệt vì vậy có tác dụng chữa viêm xoang rất tốt. Lá lốt (giã dập) có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus, Salmonella typhi, Shigella flexneri, Streptococcus, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, H. pertusis…
Cách chữa viêm xoang bằng lá lốt
Cách chữa viêm xoang bằng lá lốt rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá lốt đã rửa thật sạch với nước muối loãng, vò nát, lấy nước cốt rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày làm 1, 2 lần.
Làm đều đặn hằng ngày chứng viêm xoang sẽ nhanh chóng thuyên giảm và không làm bạn khổ sở ngày đông hanh khô, giá lạnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét