Phụ nữ mang thai sinh con cũng là lúc cơ địa của họ trở nên dễ mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài, bị tác động gây nên các căn bệnh. Trong đó có các bệnh hô hấp điển hình như: Viêm hong, viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng ...Trong đó căn bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh dễ gặp hơn cả, không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của mẹ bầu mà còn có thể tác động không tốt đối với thai nhi. Việc điều trị viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu cũng không hề đơn giản, vì việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng và cần có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ vì không sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn những liệu pháp đơn giản để bạn tham khảo điều trị viêm mũi dị ứng một cách tốt nhất cho mẹ và bé nhé!
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng an toàn
Các triệu chứng của bệnh viêm mũi di ứng thường giống với triệu chứng viêm xoang, vì thế nên mọi người cần chú ý nhận biết bệnh chính xác nhất để áp dụng thuốc điều trị tốt nhất. NGoài ra việc điều trị bênh an toàn dứt điểm cho mẹ bầu thì bạn cũng nên sử dụng các phương pháp an toàn ít có tác dụng phụ gây ra. Điển hình thường dùng nhất đó là phương pháp dân gian và Dùng thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng.
1. Dùng thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng
Một số bài thuốc Đông y dùng các thảo dược tự nhiên điều trị viêm mũi dị ứng khá hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua như sau:
Bài thuốc 1: Hoa cứt lợn tươi 1 cái, lá khế tươi 2 lá, lá bạc hà tươi 2-3 lá. Ba thứ nghiền nát, gói vào gạc, nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.
Bài thuốc 2: Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái, rửa sạch, nghiền nhỏ hòa với 10ml cồn 70? rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt dung dịch này đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 5-10 phút.
Bài thuốc 3: Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột, cho thêm một chút bột thạch cao, băng phiến, lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi.
2. Mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng
Ngoài việc dùng thuốc Đông y trị bệnh viêm mũi dị ứng thì mọi người có thể áp dụng thêm một số bài thuốc đúc kết kinh nghiệm từ xa xưa có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
- Dịch ép tỏi một phần, mật ong 2 phần, hòa đều nhỏ mũi 3 lần trong ngày.
- Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2-3 lần.
- Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1 m, thịt lợn gầy 60g. Tất cả rửa sạch thái nhỏ nấu chín, uống nước ăn thịt lợn. Mỗi ngày 1 lần, 5 ngày là 1 liệu trình, dùng từ 1-3 liệu trình.
- Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả. Đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm, hấp ăn.
Bà bầu có thể làm gì khi bị viêm mũi dị ứng?
Việc áp dụng các bài thuốc trị viêm mũi dị ứng ở trên là việc rất cần thiết, tuy nhiên bạn cũng nên chú ý thêm tới chế độ ăn uống sinh hoạt phòng viêm mũi dị ứng hiệu quả như:
- Uống nhiều nước và giữ cho đầu bạn cao vào ban đêm. Ngoài ra, những biện pháp sau cũng có thể hữu ích.
- Tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp giảm nghẹt mũi. Tránh tập thể dục ngoài trời vào những ngày có nhiều ô nhiễm không khí, có thể gây kích ứng mũi của bạn và làm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi tồi tệ hơn.
- Xông hơi có thể tạm thời làm giảm nghẹt mũi và rất nhẹ nhàng. Bạn có thể làm ẩm một chiếc khăn với nước nóng, đắp khăn lên khuôn mặt của bạn, và hít thở.
- Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi hoặc xịt mũi, giúp triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi của bạn giảm nhẹ.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để đưa độ ẩm vào không khí và giữ nó ở gần giường của bạn vào ban đêm. Hãy chắc chắn làm sạch không khí và tăng độ ẩm cho căn phòng của bạn để giảm thiểu khô mũi. Bạn cần phải thay thế các bộ lọc thường xuyên để tránh các vi khuẩn, bụi bẩn lưu lại trong nhà.
- Tránh chất kích thích: Đối với những chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, cafe bạn cũng nên hạn chế để bệnh sớm thuyên giảm nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét