Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến, do tác nhân gây bệnh thường rất đa dạng nên không khó để chúng ta có thể gặp một người mắc bệnh. Việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào việc giảm các triệu chứng gây. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mời các bạn cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!


Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng 


Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng


Đối với bệnh viêm mũi dị ứng nguyên nhân gây bệnh cho tới nay các chuyên gia y học vấn chưa thể thống kê hết các tác nhân gây nên bệnh, trong đó một số nguyên nhân được cho là thường xuyên phổ biến gây nên bệnh này mà bạn nên tránh như sau:

* Những chất gây viêm mũi dị ứng theo từng mùa thường có một số yếu tố như:

-        Bụi phấn hoa, thường vào mùa xuân hoa nở

-        Cỏ, thường vào cuối xuân đầu hạ

-        Mùi hương cỏ dại, thường vào mùa thu

-        Nấm mốc, thường nhiều nhất vào những tháng nóng

* Những chất gây viêm mũi dị ứng quanh năm gồm có:

-        Bụi lông thú vật nuôi cảnh trong nhà như chó, mèo, hoặc chim

-        Bọ nhà (dust mites – thường ở nhà trải thảm, có những con bọ chét nhỏ), hoặc gián

-        Nấm mốc trong nhà hoặc ngoài trời bay vào

* Nguyên nhân khác: Ngoài các yếu tố tiếp xúc trên thì một số trường hợp cũng có thể gặp phải bệnh viêm mũi dị ứng đó là thời tiết lạnh, giá, hay những người ngồi văn phòng cũng có khả năng mắc phải bệnh cao.

Các cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng


- Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng thì việc điều trị thường dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng nhiều hơn so với việc dùng các phương pháp khác. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm. Chất phenylpropanolamine trong nhiều loại thuốc còn gây biếng ăn và có nguy cơ gây tai biến mạch máu não.

Để chữa viêm mũi dị ứng thường người bệnh được chỉ định thuốc uống, thuốc nhỏ hoặc xịt tại chỗ. Đối với thuốc uống có nhóm kháng histamin trị dị ứng giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, chảy mũi, sổ mũi, chảy nước mắt; nhóm thuốc uống kháng sinh dùng khi bệnh lý về mũi có liên quan đến nhiễm khuẩn. Thuốc gây co mạch giúp thông mũi, trị nghẹt và nhóm thuốc glucocorticoid chỉ uống khi bị viêm mũi viêm xoang nặng và mạn tính.

- Rửa mũi hàng ngày để phòng viêm mũi dị ứng:  Người bệnh được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công cao chỉ với trường hợp dị ứng phấn hoa, bụi nhà, lông chó mèo và thời gian điều trị phải kéo dài nhiều năm.

- Dùng thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng:  là bệnh dễ xảy ra với số người mắc bệnh ngày càng lớn, bên cạnh phương pháp chữa trị bằng tây y, Việt Nam ta đã nghiên cứu và phát triển các phương thuốc Đông y phòng chống viêm mũi dị ứng kết hợp viêm xoang hiệu quả. Một trong những phương thuốc nổi tiếng trong lĩnh vực này là Thương nhĩ tử tán của danh y Nghiệm Dung Hòa, người Trung Quốc.

Đây là phương thuốc được đánh giá có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang do khí lạnh, sự thay đổi thời tiết thất thường gây nên. Phương thuốc gồm bốn vị : Thương nhĩ tử, Tân di, Bạch chỉ, Bạc hà, có công dụng phát tán phong hàn, trừ phong thấp, giúp thông mũi, giảm tiết dịch mũi, giảm đau mũi, chống phù nề, sưng viêm, làm hết mủ, theo báo Kiến thức.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét