Viêm xoang mũi ngày một phổ biến hơn Đây là một căn bệnh dai dẳng và khó chữa thường thì bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần và trở nên mạn tính
Chữa viêm xoang mũi có rất nhiều cách khác nhau hôm nay mình xin chia sẻ về cách chữa đối với viêm xoang mũi mạn tính cho mọi người
Chữa viêm xoang mạn tính theo cách dân gian
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện để chữa bệnh viêm xoang . Khi thực hiện, bạn nên cẩn thận trong việc sơ chế, bảo quản để tránh nhiễm trùng hay tác dụng không mong muốn.
Hoa ngũ sắc: bạn lấy những cây hoa ngũ sắc tươi về rửa thật sạch, để ráo, giã nát, vắt lấy nước (có thể pha thêm cồn 70 độ nếu cần). Dùng bông tẩm nước đó nhét vào mũi bên đau, khoảng 15 -20 phút sau thì bỏ ra, để dịch mủ trong xoang mũi thoát ra ngoài, xì mũi nhẹ nhàng.
Tân di: dùng 9g tân di, 15g ké đầu ngựa và 6g bạc hà sắc lấy nước uống. Phần bã thuốc lại đem sắc tiếp, đến khi nước cô đặc lại đem hòa với nước của củ hành tươi giã nhỏ, dùng để nhỏ mũi. Hoặc sắc 9g tân di với 30g hồng đằng lấy nước uống khi còn ấm.
Gừng tươi và hành khô: giã 2 loại thảo dược này lấy nước, trộn đều với nhau, dùng để nhỏ mũi. Nhỏ liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 3 -5 lần.
Mật ong và tỏi: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã lấy nước, hòa với mật ong theo tỷ lệ 2 mật ong: 1 nước tỏi. Người bệnh rửa mũi sạch bằng nước muối, lau khô, dùng bông nhúng vào dung dịch trên nhét vào trong mũi. Mỗi ngày làm 3 -4 ngày trong khoảng 1 tuần.
Hoàng bá: Ngâm 10g hoàng bá với 100ml nước sạch trong 24 giờ. Sau đó lọc bỏ cặn, đun sôi, dùng để nhỏ mũi, mỗi ngày nhỏ 3 -4 lần.
Rượu tỏi: lấy 40g tỏi khô đã bóc vỏ, rửa sạch, thải nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ, thỉnh thoảng lắc chai cho các chất trong tỏi tan đều trong rượu. Đến khi dung dịch trong chai chuyển sang màu vàng nghệ là dùng được. Nhỏ một, hai giọt vào bên mũi đau, bóp nhẹ thành mũi cho ngấm, bạn có thể thấy hơi xót một chút nhưng lâu dần sẽ đỡ các triệu chứng.
Mộc nhĩ với đường phèn: ngâm mộc nhĩ trong nước, sau đó cạo sạch, thái nhỏ, cho vào bát nhỏ hấp nồi cơm (hoặc chưng cách thủy) với đường phèn trong khoảng 15 phút. Ăn mỗi ngày một lần trong 30 ngày hay lâu hơn tùy theo mức độ nặng của bệnh.
Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho người viêm xoang
Thay đổi một chút chế độ ăn cũng như sinh hoạt góp phần làm cho bệnh nhanh khỏi.
Uống nhiều nước: giúp làm loãng chất nhầy bám trong xoang mũi.
Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối: vừa làm loãng chất dịch, vừa làm sạch khoang mũi, nhất là sau khi tiếp xúc với lạnh, bụi, hóa chất,…
Nằm đầu cao khi ngủ: điều này sẽ khiến các xoang không bị ứ dịch trong khi bạn ngủ, do vậy các triệu chứng chảy mũi, ngạt mũi sẽ bớt đi, nhất là vào buổi sáng.
Xì mũi đúng cách: bạn nên xì từng bên một, bằng cách bịt một bên mũi, miệng ngậm lại, hơi cúi đầu rồi thở mạnh ra, sau đó đổi bên. Việc xì hai bên một lúc có thể khiến dịch, chất nhấy, mủ đi ngược lại trong xoang (bằng chứng là bạn thấy nhức nhiều hơn ở phía trong sau hai lông mày) hay xuống họng gây viêm họng, lên tai gây viêm tai giữa. Bạn cũng nên sử dụng khăn hay giấy che phía trước mũi khi xì mũi để tránh chất dịch bẩn phát tán ra xung quanh.
Chạy bộ: vừa giúp bạn nâng cao sức đề kháng, vừa làm tăng lượng không khí qua mũi, đồng thời khi hoạt động, cơ bắp tiết ra adrenalin – một chất có tác dụng co mạch, làm giảm sự phù nề của niêm mạc xoang.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C: cam, chanh, cà rốt,… giúp tăng sức đề kháng. Vitamin A giúp cho sự toàn vẹn của niêm mạc xoang mũi: gấc chín, cà chua, rau xanh,… Bạn nên tránh các loại đồ uống có cồn, cà phê, chúng khiến các chất dịch trong xoang trở nên đặc, khó đào thải hơn.
Xông hơi: với các loại lá chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt là bạc hà. Bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều sau khi hít hơi nóng tỏa ra từ chậu nước lá đó.
Massage chua viem xoang mạn tính
Bạn có thể tự thực hiện các động tác massage đơn giản tại nhà để giảm các triệu chứng đau nhức khó chịu.
Xoa mũi
Bạn dùng 2 ngón trỏ và giữa xoa mũi từ dưới lên và từ trên xuống cho ấm đều, đồng thời thở ra thật mạnh khoảng 10 – 20 lần.
Ðể ngón tay chỗ giáp giới giữa xương mũi và xương sụn mũi, day huyệt khoảng 10 – 20 lần.
Dùng ngón tay trỏ bên này áp vào cánh mũi bên kia, xoa mạnh khoảng 10 – 20 lần.
Vuốt lỗ mũi và bẻ đầu mũi qua lại.
Xoa xoang
Dùng hai ngón tay trỏ và giữa hai bên đặt lên phía trong lông mày, xoa theo vòng tròn từ phía trong lông mày ra bên ngoài, xuống gò má rồi lên trên theo cạnh mũi đến phái trong lông mày, làm khoảng 10 -20 lần.
Day bấm huyệt ấn đường: dùng ngón cái hoặc ngón trỏ day bấm huyệt ấn đường trong khoảng 2 phút với một lực vừa phải sao cho đạt cảm giác căng tức. Huyệt nằm ở điểm giữa đường nối đầu trong hai chân mày.
Bên cạnh việc điều trị viêm xoang bằng thuốc Tây y, bạn có thể áp dụng các cách trên để chữa bệnh viêm xoang . Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi tiến hành, nhất là với các bài thuốc nhỏ vào trong mũi hoặc khi bạn có tiền sử dị ứng trước đây. Với các bài thuốc dân gian, cần đảm bảo vệ sinh và bảo quản tốt nếu bạn không muốn tình trạng của mình trở nên nặng hơn.
Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét