Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Hai bài thuốc đông y chữa viêm xoang hiệu quả

Bệnh viêm xoang mũi ngày nay rất phổ biến nhưng cách chữa viêm xoang triệt để là một điều gây ra rất nhiều trăn trở Bệnh không gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh nhưng rất dai dẳng và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của họ
Khi nói về cách chữa viêm xoang người ta thường tin vào các phương pháp tây y nhưng hiệu quả chưa cao và bệnh rất dễ tái phát sau chữa trị hôm nay mình xin giới thiệu cùng mọi người hai bài thuốc chữa viêm xoang của đông y
Một số bài thuốc Đông y giúp chữa trị viêm xoang
Tân chỉ thấu khiếu
Bài thuốc này gồm có: 9g tân di hương, 10g hương bạch chỉ, 7g tô bạc hà, 15g hoàng bá. Sau khi đã có đủ nguyên liệu trên thì tiến hành sắc thuốc. Thuốc sắc 2 lần, trộn đều 2 nước sắc, mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần. Bài thuốc này giúp giải nhiệt thông mũi, chủ trị viêm xoang mũi cấp tính, nghẹt mũi, nhức đầu, mũi chảy nước vàng, lúc tắc lúc không.
Thang nhĩ giải độc hoạt huyết
Bài thuốc này chủ trị viêm xoang vòm họng.
Chuẩn bị 30g ngân hoa, 12g liên kiều, 9g thương nhĩ tử, 9g bạch chỉ, 9g xích thược, 9g đào nhân, 9g hồng hoa, 9g bạc hà, 5g trần bì. Khi sắc ta đe trộn đều các loại thuốc với nhau, sắc làm 2 lần, một thang chia làm 2 lần uống một ngày.
Vỏ vài sấy khô


Ta lấy vỏ của quả vải đã sấy khô rồi đem nghiền thành bột, đựng trong bình khô ráo, tránh để ưởi, ẩm mốc. Cách sử dụng như sau: dùng thìa nhỏ lấy một ít bột của vỏ vải đã nghiền ra khỏi bình rồi hít vào trong mũi, ngày làm 2 lần, cứ làm như vậy liên tục trong 5 ngày, có tác dụng thông mũi.
Dân gian chữa viêm xoang
Chữa viêm xoang bằng cây giao

Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (có nơi gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh). Cây này mọc hoang ở nhiều nơi, hoặc được trồng làm hàng rào. Cây có nhiều đốt, khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này dùng để chữa bệnh xoang.
Khi chữa viêm xoang bằng cây giao cần hết sức lưu ý tới đặc tính của loại cây này, đó là: cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ độc hại cho mắt nên khi làm thuốc cần chú ý cẩn thận trong mọi thao tác (cắt, bẻ,…) tránh để mủ của nó dính vào mắt (có thể đeo kính), mủ của cây giao có khả năng làm đui mắt, hại mắt.
Sử dụng phương pháp chữa việm xoang bằng cây giao cần chuẩn bị những dụng cụ như sau: chuẩn bị một ấm nước nhỏ (có thể bằng kim loại hoặc sành sứ, sau khi dùng ấm này để sác thuốc thì không được dùng để đun nước uống nữa vì sợ độc). Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm. Cần lấy đúng kích thước như vậy là vì, nếu ống quá ngắn khi hít hơi sẽ dễ gây bỏng, còn nếu dài quá thì sẽ không đủ hơi để hít. Quấn ống sao cho một đầu nhỏ dùng để hít, còn một đầu to hơn kích thước vừa khít với miệng vòi ấm. Không được dùng ống nhựa dùng làm công cụ dẫn hơi thuốc, vì nhựa khi gặp nóng sẽ dãn nở, chày ra gây hại cho người. Tốt nhất nên dùng ống tre, trúc có đục thông lỗ giữa các đốt. Lấy một bát nước và khoảng 70g cây giao (ước chừng 15 – 20 đốt cây cho một ngày dùng). Buổi sáng thường dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến buổi chiều bổ sung cho lượng thuốc đã bốc hơi.
Ta tiến hành xông 2 lần trong một ngày (sử dụng tốt nhất vào 2 thời điểm sáng, tối). Thuốc đã dùng vào buổi sang không nên bỏ đi sẽ gây làng phí mà nên để giành vào buổi tối (nhớ hâm lại và bổ sung thêm một ít nước và vài đốt cây giao mới). Sau đó đốt bỏ, ngày hôm sau thay liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần khoảng 20 phút, từ ngày thứ 3 đến thứ 5 thời gian xông tăng dần lên 25 phút, và nhưng ngày sau đó lên 30 phút và duy trì cho tới khi hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, ta không nên chủ quan dừng lại viêng xông, mà nên xông thêm vài lần nữa, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn.
Theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh càng nặng khi xông sẽ càng thấy hiệu quả nhanh, sau khoảng từ 2 – 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt. Nhưng cũng có những trường hợp xông mà không khỏi cũng có thể do đã lấy không đúng giống thuốc hoặc sử dụng không đúng cách (vì vậy cần hết sức lưu ý); hoặc là cơ thể của người bệnh không chịu thuốc.
Lưu ý: Những biểu hiện của người mới xông. Có người mới xông đã thấy dễ chịu và nhanh chóng khỏi bệnh. Nhưng cũng có những người sau khi xông 2 -3 hôm đầu thấu khó chịu, thấy sổ mũi nhiều hơn nhưng nếu kiên trì tiếp tục xông sẽ qua khỏi vầ êm dần đến khi khỏi bệnh. Một số bệnh nhân viêm xoang mũi sẽ thấy ở cổ và vai bớt đau nhưng lại dồn lên đau ở đầu nhưng khoảng 2 -3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần, khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết bệnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét