Viêm xoang mũi rất phổ biến và có nhiều loại Thế bạn phân biệt chúng như thế nào? Việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng vì như vậy sẽ giúp bạn chữa viêm xoang hiệu quả ngược lại ta chữa bệnh mà k đúng nguyên nhân có thể khiến bệnh nặng thêm và trở nên mạn tính
Hôm nay mình sẽ đưa ra một số dấu hiệu căn bản để giúp bạn phân biệt viêm xoang do nhiễm khuẩn hay dị ứng
Phân biệt hai loại viêm xoang như thế nào?
Bạn có biết mình bị viêm xoang do nguyên nhân gì không ?
Sự nhầm lẫn giữa viêm mũi, viêm xoang dị ứng và viêm xoang do nhiễm khuẩn sẽ khiến cho bệnh nhân không được điều trị đúng cách. Từ đó bệnh sẽ càng trở lên trầm trọng và có nguy cơ trở thành mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. Trên thực tế, rất khó phân biệt 2 căn bệnh này, đặc biệt là khi viêm xoang do dị ứng cũng có thể kèm theo nhiễm khuẩn. Để phân biệt, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau:
- Màu của dịch mũi: khi bị viêm xoang dị ứng, niêm mạc mũi thường xuyên bị kích ứng, quá trình viêm làm mao mạch máu đến đây nở rộng, nên nước mũi chảy ra rất nhiều. Nên đối với viêm xoang dị ứng, dấu hiệu dễ nhận biết là nước mũi nhiều, không màu, không mùi thường là trong suốt. Ngược lại, viêm xoang mủ tạo ra nước mũi đặc, có màu (xanh hoặc vàng) và nhiều khi có mùi rất khó chịu.
- Sốt, đau nhức người và buồn nôn: Một sự khác biệt giữa 2 căn bệnh này là chỉ có viêm xoang do nhiễm khuẩn mới gây sốt và đau nhức cơ thể. Ngoài ra, khi bị viêm xoang do nhiễm khuẩn, bạn sẽ cảm thấy ốm yếu và mệt mỏi hơn so với viêm xoang do dị ứng.
- Ngứa: Đây là một biểu hiện thường đi kèm với viêm mũi, viêm xoang dị ứng. Ngoài ngứa và chảy nước mũi, bạn còn có thể bị chảy nước mắt.
- Khởi phát: Viêm mũi, viêm xoang dị ứng thường xuất hiện đột ngột, bắt đầu bằng cảm giác ngứa, hắt xì hàng tràng, chảy nước mũi rồi dẫn đến viêm. Trái lại, viêm xoang do nhiễm khuẩn thường xuất hiện sau khi bạn bị cảm lạnh hoặc bị một bệnh viêm đường hô hấp khác, thậm chí cũng có thể xuất hiện sau khi bạn bị viêm xoang do dị ứng.
- Mức độ đau và nhức: Đây là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt 2 căn bệnh này. Mức độ đau mặt, nhức đầu của viêm xoang do nhiễm khuẩn lớn hơn nhiều so với viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Ngoài mũi, viêm xoang do nhiễm khuẩn có thể gây đau ở má, trán và thậm chí có thể lan tới cả ở răng và tai.
Xác định được chính xác bệnh tình là rất quan trọng. Tuy nhiên tiếp đó bạn cần có cách điều trị hợp lý.
Điều trị viêm xoang do nhiễm khuẩn như thế nào?
Hầu hết bệnh nhân đều cho rằng cần phải sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn. Quan niệm này là sai lầm, ít nhất trong trường hợp viêm xoang do nhiễm khuẩn. Trong thực tế, tại Mỹ, chỉ có 15-21% đơn thuốc dành cho bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn được kê kháng sinh. Nguyên nhân là do trong rất nhiều trường hợp, kháng sinh không chỉ không có tác dụng, lãng phí tiền của mà còn mang đến nhiều tác dụng phụ và gây kháng thuốc.
Lạm dụng kháng sinh có thể gây hậu quả nghiêm trọng
Bạn có thể dùng một số biện pháp đơn giản và an toàn sau để tự điều trị viêm xoang:
- Nghỉ ngơi: Đây là điều quan trọng nhất, đặc biệt trong những ngày đầu tiên, giai đoạn mà cơ thể bạn đang rất cần năng lượng để tổ chức chống trả và tiêu diệt các vi khuẩn, virus xâm nhập vào xoang.
- Uống nước ấm: giúp làm loãng đờm và dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc xoang, mũi.
- Giữ ẩm: bạn nên hít hơi nước thường xuyên để giữ ẩm cho xoang mũi.
- Rửa mũi: Xối rửa lỗ mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp giảm tắc nghẽn, làm sạch xoang. Bạn có thể dùng các thiết bị chuyên dụng để rửa sạch mũi nhưng cần chú ý vệ sinh các dụng cụ này.
- Sử dụng các thuốc OTC để giảm triệu chứng đau nhức, giảm viêm và thông mũi. Thuốc OTC là những thuốc ít tác dụng phụ bạn có thể mua tại quầy thuốc và sử dụng theo hướng dẫn, không cần sự kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên không nên sử dụng kéo dài quá 7 ngày. Bạn có thể cân nhắc sử dụng các thảo dược giúp thông xoang, tiêu viêm, sát khuẩn như: Tạo giác thích, Kim ngân hoa, Hoắc hương… Trong đó, Tạo giác thích là gai cây bồ kết, có tác dụng sát khuẩn, tiêu mủ rất tốt, Hoắc hương phối hợp với Mật lợn trong bài thuốc Hoắc đởm hoàng cổ truyền cũng giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng.
Điều trị viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng như thế nào?
Sau đây là một số bước bạn cần làm để kiểm soát các triệu chứng viêm mũi, viêm xoang dị ứng:
- Tìm được dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng): Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Nếu thường xuyên bị dị ứng tấn công, bạn nên có một cuốn nhật kí để theo dõi khi nào, nơi nào, điều kiện nào khiến mình bị dị ứng. Từ những ghi chép đó, bạn có thể lọc ra được mình bị dị ứng với những dị nguyên nào, ví dụ: phấn hoa, côn trùng, lông thú, bụi, nấm mốc, thức ăn …
- Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên: Thay đổi thói quen và môi trường sống để tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích này. Khi không còn tiếp xúc với các dị nguyên, tình trạng bệnh của bạn sẽ dần khỏi và không còn bị tái phát nữa.
- Sử dụng đúng thuốc: Để hạn chế các phản ứng dị ứng của cơ thể với dị nguyên, bạn có thể sử dụng các thuốc có hoạt chất thuộc nhóm kháng Histamin. Một số thuốc có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi, chán ăn, thậm chí gây choáng phản vệ hay hạ huyết áp. Để an toàn, bạn có thể sử dụng một số thảo dược có tác dụng giảm dị ứng như: Kinh giới tuệ, Núc nác… Trong đó, Kinh giới tuệ là hoa của cây kinh giới đang trong giai đoạn nở, thu hoạch lúc có 2/3 là nụ, 1/3 là hoa, có tác dụng tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể đối với các tác nhân dễ gây dị ứng.
Theo thống kê, đa phần bệnh nhân viêm xoang dị ứng khó chữa khỏi bệnh, dễ tái phát do chưa có sản phẩm nào dành riêng cho căn bệnh này, mà chủ yếu là trị viêm xoang nói chung, nhất là viêm xoang mủ. Vì thế, chủ động phòng bệnh là việc vô cùng cần thiết của những bệnh nhân mắc căn bệnh mãn tính này.
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét