Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Vị thuốc quý : Hoắc hương và bài thuốc chữa viêm xoang

Cây hoắc hương hay còn có tên gọi là hoắc đởm hoàn là một vị thuốc quý của đông y trong việc chữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng Vậy cây hoắc đởm hòan là cây như thế nào? Bài thuốc chữa viêm xoang đó làm như thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé.


Tìm hiểu về Hoắc hương, Mật lợn
Hoắc hương còn gọi quảng hoắc hương, thổ hoắc hương, là thân và lá phơi khô của cây Hoắc hương (Pogostemon cablin). Theo Đông y, Hoắc hương vị cay, tính hơi ôn, vào các kinh tỳ, vị, phế, có tác dụng hóa thấp, giải biểu, tiêu thử, kiện vị, chỉ ẩu, trị tiên. Theo y học hiện đại, hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng, có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn mạnh
Hoắc hương
Mật lợn là phần chất lỏng lấy trong túi mật của con lợn, có thành phần chính là các muối cholat. Nhiều nghiên cứu cho thấy Mật lợn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt.
Sử dụng Hoắc hương kết hợp với Mật lợn làm tăng tác dụng kháng khuẩn, chống viem xoang mui. Đối với bệnh nhân viêm xoang, Hoắc hương, Mật lợn còn giúp thông mủ trong hốc xoang ra ngoài.
Cách chế biến Hoắc đởm hoàn
Tuy thành phần đơn giản nhưng cách chế biến Hoắc đởm hoàn lại đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm rất cao.
Mật lợn rất nhanh bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, sau khi lấy được mật, phải kịp thời xử lý nhanh, đúng phương pháp: trước hết lấy dịch mật ra, lọc để loại sỏi, cặn (nếu có), cô cách thủy hoặc sấy để giảm lượng nước thành dạng sền sệt. Khi sấy chỉ cần giữ ở nhiệt độ 60- 70 độ C, không nên sấy ở nhiệt độ quá cao, mật sẽ bị cháy. Thân và lá Hoắc hương rửa sạch, đem sấy khô rồi tán thành bột.
Lấy 120g bột Hoắc hương trộn đều với Mật lợn đã chế biến cho vừa đủ để làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g với nước ấm. Dùng liên tục từ 2-4 tuần.
Cải tiến Hoắc đởm hoàn giúp chữa viêm xoang viêm mũi dị ứng
Trên thực tế, Hoắc đởm hoàn cũng như nhiều bài thuốc Đông y trị xoang khác chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng: giảm viêm, tiêu mủ, thông xoang… mà không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy bệnh nhân xoang rất hay tái phát và chuyển thành dạng viêm xoang mạn tính, làm tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Ngày nay, khoa học đã chứng minh phần lớn bệnh nhân viêm xoang mũi mạn tính đều có cơ địa dị ứng. Cơ địa dị ứng là người bệnh mẫn cảm với một số yếu tố như: phấn hoa, nước hoa, lông thú, bụi, nấm mốc, côn trùng… từ đó sinh ra các phản ứng dị ứng làm hắt hơi, chảy nước mũi tắc mũi… rồi dẫn đến viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Như vậy, nếu chỉ chữa khỏi các triệu chứng viêm xoang mà không giải quyết được nguyên nhân dị ứng, người bệnh rất dễ tái phát viêm xoang, viêm mũi khi tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nêu trên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét