Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Cổ truyền và những cách chữa viêm mũi dị ứng theo thời tiết

Các bệnh thuộc đường hô hấp có một đặc điểm chung đó là thường bộc phát mạnh khi thời tiết thay đổi và trở lạnh Trong đó nổi bật là viêm mũi dị ứng và viêm xoang mũi....... Hai căn bệnh này căn bản không gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống và công việc
Về cách chữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang người ta thường dùng các biện pháp của tây y nhưng bệnh rất dễ tái phát sau chữa trị gây rất nhiều tốn kém Trị bệnh phải trị đúng căn nguyên mới có thể chữa dứt điểm bệnh Sau đây mình xin giới thiệu một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng của đông y


Triệu chứng bệnh:
- Ngứa mũi (có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng).
- Nhảy mũi (thường thành từng tràng dài liên tục).
- Chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi (đôi khi gây mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ).
Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng sẽ khiến người bệnh luôn nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để bệnh lâu không điều trị, người bệnh có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, có polyp trong mũi.
Mùa xuân, mưa phùn ẩm ướt, là mùa trăm hoa đua nở, cây cối đâm trồi, nảy lộc. Tuy nhiên, do độ ẩm cao, phấn hoa lan tràn trong không khí khiến con người dễ mắc các bệnh về đường hô hấp: hắt hơi, sổ mũi, bệnh dị ứng nổi mề đay, mụn ngoài da, viêm mũi.
Vậy cách phòng ngừa và chua viêm mũi dị ứng như thế nào?
Theo cách cổ truyền nếu bị tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi, thì có thể dùng các nguyên liệu gồm: củ hành ta 50 gr, gừng tươi 50 gr. Đem cả 2 giã nhuyễn cho vào 2 muỗng giấm ăn, trộn đều lên, rồi cho vào một tô, hoặc nồi nước thật nóng để xông mũi, họng. Hít thật sâu hơi nước bốc lên từ nước chế biến trên, để hơi đi vào mũi, miệng.
- Dùng một ít sáp ong rừng để lên trên vật dụng có chứa than cho sáp ong bốc hơi, rồi dùng bìa giấy cứng cuốn lại thành hình cái phễu để xông hơi lên mũi.
- Lấy 30 gr hạt của cây rau hẹ, 30 gr vị thuốc thiên niên kiện, đem giã nhỏ rồi trộn chung lại với nhau và cho vào một cái tô nước nóng để xông. Cách xông cũng giống như trên.
- Dùng các nguyên liệu gồm: 5 gr bạc hà, 5 gr bạch chỉ, 10 gr thương nhĩ tử, 10 gr tân di hoa, 3 củ hành tươi và 5 gr trà diệp. Đem các nguyên liệu cho vào nồi, nấu sôi với nửa lít nước, để uống trong ngày.
- Lấy một ít cỏ cứt lợn tươi (có người gọi là cỏ hôi) rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để nhỏ mũi, ngày 3 lần.
- Một số trường hợp bị bệnh viêm mũi dị ứng do thời tiết, có chảy nước mũi nhiều, có thể dùng vỏ bí đao tươi, dây mướp (lấy đoạn gần ở gốc), và vị thuốc ý dĩ (mỗi loại 50 gr), đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày.
- Dùng nửa lít dầu dừa nấu cho sôi rồi cho vào 100 gr hạt thảo quyết minh (một vị thuốc) vào nấu tiếp đến khi hạt bốc khói lên, thì vớt hạt thảo quyết minh ra để cho ráo dầu, rồi cho vào lọ đậy kín để dành xông dần. Mỗi khi xông lấy vài hạt nói trên cho vào vật dụng đựng lửa than đến khi hạt lên khói, thì dùng nửa tờ giấy cứng quấn lại hình cái phễu, một đầu phễu đặt lên vật chứa hạt thảo quyết minh, đầu còn lại đặt áp lên mũi để xông hơi vào mũi, hít nhẹ từ từ. Mỗi ngày làm 2 lần như vậy.
- Khi bị viêm mũi dị ứng do thời tiết mưa nắng thất thường, có thể dùng một ít gừng tươi cắt lát, cùng 20 gr tô diệp rửa sạch, đem cả hai nấu với nửa lít nước (hoặc có thể dùng nước sôi để hãm), lấy nước dùng trong ngày.
Viêm mũi dị ứng để lâu ngày bệnh có thể trở nên mạn tính và biến chứng trở thành viêm xoang mũi Bạn có thể tham khảo một số cách chữa viêm xoang của dân gian và đông y rất bhie65u quả để qua đó có thể chăm sóc tốt hơn cho mình và người thân
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe !

0 nhận xét:

Đăng nhận xét