Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Chữa bệnh viêm xoang sàng sau

Viêm xoang là căn bệnh phổ biến thường gặp ở nước ta hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như nghẹt mũi, chảy dịch, khịt mũi thường xuyên...làm dán đoạn tới cuộc sống. Bệnh nếu như không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phế quản, viêm phổ cấp, viêm màng não. Vì đây là căn bệnh khó chữa lại dễ tái phát, và nguy cơ biến chứng cao nên bệnh cần được đề cao trong việc điều trị bệnh sớm, để hạn chế ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe.


Trong các loại viêm xoang, thì viêm xoang sàng sau là dạng viêm xoang ít được mọi người chú ý tới, nhưng hậu quả nó gây ra cho người bệnh thì không hề nhỏ. Qua bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang sàng sau và cách chữa bệnh viêm xoang sàng sau bằng cách nào hiện nay.


Các triệu chứng thường gặp viêm xoang sàng sau:


Các bệnh viêm xoang sàng sau thường nằm sâu trong phía hốc mũi, sau mặt nên các triệu chứng biểu hiện thường khó nhận biết hơn vì triệu chúng thường âm ỉ và không rõ ràng như xoang trước. Tuy nhiên mọi người có thể phát hiện bệnh sớm bằng một số triệu chứng đặc trưng của bệnh như sau: .

- Đau, nhức đầu: Đây là triệu chứng dễ thấy nhất đối với những ai mắc phải bệnh viêm xoang sàng sau. Đau nhức thường gặp ở vùng sau gáy, vùng đỉnh, do các lỗ thông xoang sau với mũi ở phía sau nên mủ không chảy ra mũi mà chảy xuống hỏng. Với viêm xoang sau mủ nhầy, đặc, có mùi hôi, dính ở vòm họng thường phải khịt, khạc mủ mới xuống được cổ họng. Cũng do mủ luôn đọng, dính ở vòm, thành sau họng nên luôn có cảm giác vướng, khó chịu ở họng.

- Chảy dịch mủ, ho kéo dài: Bệnh viêm xoang đặc trưng chính là các xoang chứa các dịch mủ, viêm xoang sau cũng không ngoại lệ, nhưng dịch mủ viêm xoang sau không tự chảy, thường xì ra qua mũi mà theo thành sau họng xuống đường hô hấp dưới nên khi bị viêm xoang sau hay bị ho, đưa tới viêm họng mạn, với ngứa, rát, khô họng..Dễ đưa tới viêm thanh quản mạn hay u lành như hạt xơ dây thanh quản ở người phải nói nhiều.

- Đối với người cao tuổi: viêm xoang sàng sau dễ dẫn tới viêm khó quản mạn tính, để lâu sẽ thành viêm giãn phế quản với đặc trưng là ho mạnh kéo dài về đêm, thường xuyên khạc nhiều đờm. Vì thế khi gặp phải triệu chứng này thì bạn nên chú ý cẩn thận để không gặp phải những nguy hiểm đáng tiếc có thể sảy ra.

- Đối với trẻ em mắc viêm xoang sàng sau: thì thường dẫn tới triệu chứng phế quản co thắt với các cơn ho kéo dài về đêm, khó thở, thở có tiếng như các cơn hen, các bậc cha mẹ nên chú ý tới những biểu hiện này và đưa trẻ tới viện sớm để điều trị nhé!

- Viêm xoang sàng sau gây mờ mắt: Vì hầu hết các xoang sàng sau  thường chạy dọc theo các dây thần kinh mắt nên khi bị viêm thường dễ ảnh hưởng tới các dây thần kinh thị giác làm mờ mắt, mờ mắt có thể từng lúc rồi qua đi. Nếu như thị lực bạn giảm đột ngột trong nhiều ngày và có xu hướng tăng lên theo từng ngày thì cần đi tới bệnh viện để phát hiện viêm xoang sàng sau sớm và điều trị.

Chữa trị bệnh viêm xoang sàng sau ra sao


1. Trị viêm xoang sàng sau theo tây y

Bệnh viêm xoang sàng sau nên được phát hiện thì nên cùng một số loại thuốc phổ biến giảm viêm điều trị giảm triệu chứng cuả bệnh. Bệnh nhân sẽ được chỉ định một số thuốc sau:

* Sử dụng kháng sinh điều trị viêm xoang sàng sau:

- Kháng sinh dùng uống: Kháng sinh dùng cho các loại viêm xoang sàng sau thường là: Amoxillin, hay Amoxillin - Clavulanate với bệnh nhân chưa kháng nhóm pemixillin thì dùng thuốc trên, còn đối với bị dị ứng với penixillin thì nên dùng các loại kháng sinh nhóm Cephalosporine.
Đối với các trường hợp nặng thì không chỉ dùng thuốc kháng sinh đường uống mà cần xác định được sự hấp thụ của kháng sinh điều trị viêm mũi dị ứng tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ.


- Kháng sinh uống dài ngày: Thường các bệnh viêm xoang sàng sau thường cần điều trị dài ngày để trị triệt để viêm cần phối hợp các loại kháng sinh dài ngày. Một số kháng sinh có tác dụng chống viêm diệt khuẩn như: Erythromycin, Clarithromycin và roxithromycin các loại kháng sinh này dùng trị kéo dài sẽ caỉ thiện triệt để các triệu chứng như tắc, nghẹt mũi, chống viêm, người ta còn kết luận các loại kháng sinh này còn có tác dụng giảm hình thành biofilm.

Việc sử dụng các loai kháng sinh trị viêm xoang sàng sau thì bệnh nhân chú ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì dễ dẫn tới tình trạng kháng thuốc, làm khó khăn trong việc áp dụng điều trị bệnh hơn. Tuân theo đúng chỉ định dùng của bác sĩ về thuốc kháng sinh.

* Dùng các thuốc làm loãng dịch tiết
Bệnh nhân bị viêm xoang sàng sau có thể dùng các loại thuốc giảm dịch tiết trong mũi như: Alpiachhymotrypsin, thuốc này có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng của bệnh ra ngoài.

2. Trị viêm xoang sàng sau theo Đông y

Các bài thuốc Đông y cũng được nhiều người lựa chọn để chữa bệnh viêm xoang sàng sau về lâu về dài, vừa có thể hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra, công dụng điều trị lại cho hiệu quả cao an toàn. Một số bài thuốc sau đây chữa viêm xoang sàng sau mà bạn nên biết:

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: 12g Hoàng Liên, 8g Bạc Hà, 12g Hoàng Cầm, 12g Hoàng Bá, 4g Chi Tử.
Cách làm: Các bạn đổ ba chén nước nấu kỹ rồi sắc hỗn hợp các vị thuốc lại còn một chén, uống hai lần trong ngày và thực hiện đều đặn trong một thời gian dài.


 Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: 12g Ma Hoàng, 8g hoa Tân Di,  12g Khương Hoạt, 12g Thương Nhĩ Tử, 6g Kinh Giới, 12g Phòng Phong, 4g Cam Thảo.

Cách làm: Các bạn đổ ba chén nước nấu kỹ rồi sắc hỗn hợp các vị thuốc lại còn một chén, uống hai lần trong ngày và thực hiện đều đặn trong một thời gian dài.

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu:12g Khương Hoạt,  4g Xuyên Khung,  12g Phòng Phong,  4g Bạc Hà, 8g Hoàng Cầm, 6g Cam Thảo, 4g Hoàng Liên.

Cách làm: Các bạn đổ ba chén nước nấu kỹ rồi sắc hỗn hợp các vị thuốc lại còn một chén, uống hai lần trong ngày và thực hiện đều đặn trong một thời gian dài.

Việc điều trị bệnh viêm xoang thường kéo dài, dễ tái phát lại khi gặp điều kiện thuận lợi gây bệnh. Chính vì thế mỗi người nên có ý thức phòng bệnh. Để phòng ngừa viêm xoang sàng sau, chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc: Mang khẩu trang khi ra đường, tiếp xúc khói bụi, hóa chất. Tránh ăn những thức ăn có nguồn gốc gây dị ứng viêm mũi. Hằng ngày nên chăm chỉ vệ sinh tay, mũi, mặt, không tắm rửa ở nơi có nguồn nước bẩn. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống chọi được với các loại vi khuẩn gây viêm mũi…

Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét