Viem mui di ung là một căn bệnh rất khó chịu bệnh không nguy hiểm nhưng triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày Chua viem mui di ung không khó nhưng bệnh rất dễ tái phát sau chữa trị
Cách chữa viêm mũi dị ứng có rất nhiều bạn có thể chọn cho mình phương pháp hiệu quả nhất
Hôm nay mình xin chia sẻ một bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa là cây mọc hoang khắp mọi miền nước ta, thường thấy ở các bãi đất hoang, bờ ruộng, bờ đường. Cây còn có tên khác là thương nhĩ tử, xương nhĩ, thương nhĩ, phắc ma, mac nháng (Tày). Tên khoa học: xanthium strumarium L. (tên đồng nghĩa Xanthium japonicum Widder), họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả cây
Ké đầu ngựa là loại cây thảo, sống hàng năm, cao 50 - 80cm, ít phân cành. Thân hình trụ, cứng, có khía, màu lục, đôi khi điểm những chấm màu nâu tím, có lông cứng. Lá mọc so le, hình tim tam giác, dài 4 - 10cm, rộng 4 - 12cm, chia 3 - 5 thùy, mép khía răng không đều, có lông ngắn và cứng ở cả hai mặt, gân chính 3, cuống lá dài 10cm, có lông cứng. Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt, gồm hai loại đầu, cùng gốc; những đầu ở phía trên nhỏ mang hoa lưỡng tính, những đầu khác mang hoa cái; lá bắc xếp thành hai hàng, có lông; hoa lưỡng tính hình ống, không có mào lông, tràng có 5 thùy, nhị 5; hoa cái không có tràng và mào lông. Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai móc; dài 12 - 15mm, rộng 7mm. Mùa hoa quả vào tháng 5 - 8.
Thành phần hóa học: Alcaloid, saponin, chất béo, iod. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy: quả ké có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, hưng phấn hô hấp, ức chế miễn dịch (chống dị ứng)…
Ké đầu ngựa có nhiều loại như ké đầu ngựa, ké hoa vàng, ké hoa đào, ké đồng tiền… nhưng dùng làm thuốc để chữa viêm mũi là loại ké đầu ngựa giàu dược tính, với tên thuốc “thương nhĩ tử” trong Đông y chính là quả già phơi hay sấy khô của cây ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii).
Sách thuốc Đông y xếp ké đầu ngựa vào nhóm thuốc “Tân ôn giải biểu” - nghĩa là loại thuốc ấm, có tác dụng giải cảm lạnh và chữa trị một số bệnh do ngoại tà xâm phạm vào phần “biểu” (mặt ngoài) của cơ thể. Liều lượng thường 10 - 16g một ngày, dạng thuốc sắc hay thuốc cao.
Kiêng kỵ: nhức đầu do huyết hư không nên dùng. Không dùng dược liệu đã mọc mầm. Ké đầu ngựa nhập từ Trung Quốc là quả của cây Xanthium sibiricum Patrin ex Widder.
Có thể sử dụng quả ké đầu ngựa để chữa viêm mũi theo 2 cách: dùng độc vị (chỉ dùng quả ké đầu ngựa) hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong phương “Thương nhĩ tử tán”.
Các bài thuốc dùng ké đầu ngựa
Chữa viêm mũi dị ứng:
- Dùng một lượng thích hợp quả ké đầu ngựa, sao tới khi có màu xám, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 2 tuần (1 liệu trình), nghỉ vài hôm lại uống tiếp liệu trình khác.
Kết quả chữa viêm mũi dị ứng theo cách trên khi quan sát lâm sàng cho thấy, thường sau khi dùng thuốc 2 - 3 liệu trình, ở đại đa số bệnh nhân phản ứng dị ứng được cải thiện rõ rệt, hoặc bệnh phát tác thưa hơn trước nhiều. Một số bệnh nhân sử dụng bị ỉa chảy, đau đầu nhẹ, mệt mỏi, cần ngừng sử dụng.
- Phương “thương nhĩ tử tán”: phương này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi. Dùng chữa mũi tắc không phân biệt rõ mùi vị, mũi chảy nước vàng đục, đau nhức ở vùng trán. Gồm: thương nhĩ tử (quả ké đầu ngựa) 8g, tân di 15g, bạch chỉ 30g, bạc hà 1,5g, tất cả tán thành bột mịn. Sau mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu thuốc bằng nước sắc hành trắng và lá chè (làm thang).
Cũng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc: dùng các vị thuốc với liều lượng như trên, sắc uống trong ngày. Nhưng cần lưu ý 2 vấn đề: vị thuốc “tân di” cần dùng vải bọc lại, để tránh lông lẫn vào nước thuốc, gây ngứa; vị thuốc “bạc hà” phải cho vào sau (sau khi sắc xong, cho bạc hà vào, đun sôi lại rồi bắc ra ngay).
Để nâng cao hiệu quả, có thể căn cứ vào biểu hiện cụ thể mà gia giảm như sau:
- Nếu mũi chảy nước vàng đặc, mùi khó chịu, đầu choáng váng, vùng trán đau kịch liệt: thêm thạch cao sống 20g, kim ngân hoa 10g, cúc hoa 8g. Thêm vào thuốc sắc, hoặc nấu cùng với hành trắng và lá trà (làm thang).
- Nếu mũi chảy nhiều nước trong, gặp thời tiết lạnh bệnh phát nặng hơn: bỏ bạc hà, thêm tía tô, kinh giới mỗi thứ 8 - 10g.
Tuyên phế (giúp hô hấp), thông mũi:
- Ké đầu ngựa 8g, tân di 8g, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Sắc uống. Dùng với chứng bệnh phổi chứa thấp trọc, khi chất đục đi ngược lên lỗ mũi gây tắc không thông, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm xoang mũi.
- Cháo ké bạch chỉ: ké đầu ngựa 20g, bạch chỉ 6g, hoàng kỳ 30g, kinh giới 10g, tế tân 4g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Đem các dược liệu sắc lấy nước, cho vào nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường. Ngày ăn 1 lần, đợt 7 - 10 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm xoang mũi họng, đau nhức đầu tắc mũi, ngạt mũi.
Lợi đàm trà: chi tử 20g, bạc hà 6g, ké đầu ngựa 12g, tân di 12g. Các dược liệu cùng tán vụn, đem pha hãm cùng với chè uống ngày 1 ấm. Đợt dùng 7 - 20 ngày. Dùng cho các trường hợp viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sưng phù nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi.
Tiêu phong, khỏi ngứa:
- Ké đầu ngựa 8g, địa phu tử 8g. Sắc uống. Trị lên sởi, ngứa phát ban, mụn lở loét.
- Ké đầu ngựa 10g, kinh giới 12g, kim ngân 10g, sài hồ 10g, bồ công anh 10g, bạc hà 8g, cam thảo nam 6g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh ngứa nổi ban, mụn, ngứa ngáy ngoài da.
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét