Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Triệu chứng nhận biết viêm mũi dị ứng ở bà bầu

Phụ nữ khi mang thai có hai căn bệnh mà bạn cần lưu ý đó là viêm mũi dị ứng và viêm họng Nguyên nhân gây bệnh có thể là do chủ quan và cả khách quan có thể do có sự thay đổi lớn về nội tiết bên trong cơ thể hoặc do sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường
Ta cùng tìm hiểu xem nguyên nhân , triệu chứng và cách phòng tránh là như thế nào nhé


Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở bà bầu
Bà bầu mắc phải viêm mũi dị ứng do có sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú, các chất lạ,… gây kích thích niêm mạc mũi gây dị ứng.
Thời tiết thay đổi đột ngột, ô nhiễm môi trường là một trong những tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng ở bà bầu. Ngoài ra đối với một số bà bầu có cơ địa dị ứng thì cũng có thể mắc viêm mũi dị ứng khi sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như: sữa, trứng, đồ hải sản,…
Các loại nước hoa, mỹ phẩm cũng rất dễ gây dị ứng. Khi mang bầu, bạn nên hạn chế việc sử dụng chúng, vì trong nước hoa, mỹ phẩm có chứa các thành phần hóa học không tốt cho sức khỏe của thai nhi.
Các triệu chứng thường gặp
Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở thời kỳ đầu khi mang thai, mầm mống của bệnh có thể có trước đó. Đây được coi là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Một số thống kê về tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai cho ta thấy rằng: có khoảng 20/% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mắc các bệnh lý dị ứng, mà thường gặp nhất là viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mề đay, chàm,…Khoảng 1/3 số phụ nữ bị viêm mũi dị ứng có biểu hiện nặng dần lên trong thời kỳ mang thai và ổn định dần sau khi sinh.
Viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai, hầu hết cũng có những biểu hiện giống như người trưởng thành, tuy nhiên mức độ của bệnh nặng hơn, và thời gian điều trị lâu hơn.
Khi mắc viêm mũi dị ứng, người phụ nữ thường xuất hiện các biểu hiện như: ho dai dẳng, hắt hơi thành tràng dài (kéo dài vài phút, có khi đến nửa tiếng), ngứa mũi, nghẹt mũi Hiện tượng chảy nước mũi, chảy giàn giụa, nước mũi trong. Viêm mũi dị ứng có thể dẫn tới viêm xoang mũi mạn tính. Ta có thể nhận biết sự chuyển biến của bệnh thông qua màu sắc của nước mũi chay ra. Đối với viêm mũi dị ứng, nước mũi chảy ra có màu trong, còn khi đã chuyển sang giai đoạn viêm xoang mạn tính thì nước mũi đặc lại có mùa vàng hoặc xanh.
Ở một số phụ nữ mang bầu, khi mắc viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu kết hợp với nghẹt mũi do viêm mũi thai kỳ. Ngoài ra còn có hiện tượng sốt.
Khi bạn phát hiện bản thân có các dấu hiệu trên cần đi đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị, tránh để bệnh nặng thêm gây ra biến chứng không tốt cho bản thân và thai nhi. Viêm mũi dị ứng có thể gây nên các dị tật cho thai nhi. Vì vậy, bạn cần hết sức chú ý.
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở bà bầu như thế nào?
Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có tác dụng phụ. Cách tốt nhất giúp cho bạn không mắc viêm mũi dị ứng đó là tránh xa các tác nhân gây dị ứng, bằng cách: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, nơi làm việc, giữ cho môi trường sống luôn thoáng mát. Giặt giũ đệm, ga trải dường, vải bọc ghế, chăn, màn,… định kỳ, loại bỏ môi trường ẩn náu, sinh sống của vi khuẩn gây bệnh.
Giữ cho nơi ở thoáng mát, nhiều ánh sáng để tránh nấm mốc gây bệnh. Vệ sinh thân thể, răng miệng sạch sẽ. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nước hoa. Xung quanh nơi ở không nên trồng hoa (phấn hoa có thể gây dị ứng), không nên nuôi thú có lông trong nhà.
Bà bầu cần được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm như rau xanh, quả tươi chứa nhiều vitamin A, C; các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt,… và các loại thực phẩm giàu omega3. Bạn cũng có thể uống vitamin để bổ sung thêm chất đề kháng cho cơ thể.
Khi đi ra đường bạn nhớ đeo khẩu trang để tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Khi về tới nhà bạn nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi. Nước muối sinh lý, thuốc xịt mũi có tác dụng loại bỏ dị vật trong mũi, làm sạch mũi, chống viêm hiệu quả.
Đối với bà bầu có cơ địa mẫn cảm thì nên tránh xa các loại thực phẩm dễ g dị ứng như hải sản, đồ biển, trứng, sữa. Mặc dù sữa là nguồn dinh dưỡng rất bổ ích cho cơ thể mang bầu, nhưng bạn không nên sử dụng nếu cơ thể có hiện tượng dị ứng. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm khác thay thế nó.
Để thúc đẩy tốc độ chua viem mui di ung, bạn có thể tập thể dục đều đặn mỗi ngày, kê gối cao khi ngủ. Bạn nên tập những bài tập hết sức nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga. Việc kê gối cao khi ngủ giúp cho dịch nhầy không bị ứ đọng trong xoang.
Một số lưu ý đối với phụ nữ mang thai mắc viêm mũi dị ứng
Khi bạn phát hiện bản thân mắc phải các dấu hiệu nêu trên thì cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị, tuyệt đối không được tự ý điều trị, và cần tuân thủ theo đúng yêu cầu, chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với phụ nữ mang bầu thường được khuyên hạn chế dùng thuốc, có thể dùng thốc xịt mũi để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy quá trình điều trị bệnh.
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, lạm dụng thuốc, không nên chủ quan về bệnh, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bạn có thể sử dụng một số liệu pháp dân gian để hạn chế những triệu chứng khó chịu mà viêm mũi dị ứng gây ra như: liệu pháp xông hơi, sử dụng tỏi để chữa viêm mũi dị ứng (rượu tỏi, ngâm tỏi với rượu trong khoảng 10 ngày,…), ăn mộc nhĩ với đường phèn, uống trà kinh giới,….
Ngoài viêm mũi dị ứng còn có viêm họng bạn có thể tham khảo thêm qua bài viết sau : 4 mẹo rất hay chữa viêm họng tại nhà cực kì đơn giản 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét